Trang chủ > Hỏi - đáp > Câu hỏi thường gặp

Hỏi - đáp
Câu hỏi thường gặp

Câu trả lời:

Bộ Nội vụ có ý kiến như sau: 1. Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định: “Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật”. Theo đó, trường hợp được tuyển dụng vào viên chức (nếu tại thời điểm tuyển dụng có trình độ đào tạo thạc sĩ) thì hết thời gian tập sự được xếp bậc 2 của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng. 2. Việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ quan thành phố Đà Nẵng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố. Vì vậy, đề nghị ông/bà liên hệ với cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức thành phố Đà Nẵng (Sở Nội vụ) để được giải đáp.

Ngày trả lời: 10:02 22-09-2023

Câu trả lời:

Bộ Nội vụ có ý kiến như sau: 1. Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP không quy định khi tiếp nhận vào làm viên chức phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở vị trí việc làm tiếp nhận. Tuy nhiên, để được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp tương ứng. 2. Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP, viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng. Như vậy, nếu chứng chỉ hành nghề của Ông (Bà) phù hợp với chuyên ngành của vị trí việc làm thì được sử dụng thay thế chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Vụ Công chức - Viên chức thông tin để Ông (Bà) được biết.

Ngày trả lời: 10:00 22-09-2023

Câu trả lời:

Bộ Nội vụ có ý kiến như sau: 1. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, các tổ chức phối hợp liên ngành (từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện) được thành lập theo quy định của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ thì các địa phương căn cứ vào các quy định đó để thực hiện, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. 2. Ngoài các trường hợp nêu trên, trong trường hợp cần thiết phải thành lập tổ chức phối hợp liên ngành tại địa phương để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong việc nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), trên cơ sở xác định rõ nội dung phối hợp theo yêu cầu của tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn hình thức văn bản để ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành, phù hợp với điều kiện tổ chức, hoạt động và yêu cầu về quản lý, bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực tại địa phương. Trên đây là ý kiến của Vụ Tổ chức - Biên chế về nội dung liên quan đến thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các Ban Chỉ đạo, các Hội đồng, các Tổ giúp việc thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đề nghị Trung tâm Thông tin tổng hợp, trả lời kiến nghị của ông Đỗ Quốc Hưng (đồng thời gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh) theo quy định./.

Ngày trả lời: 09:58 22-09-2023

4 .

Câu hỏi: Kính gửi Bộ Nội vụ! Tôi có một thắc mắc liên quan đến vấn đề bổ nhiệm và chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp Lưu trữ theo Thông tư số 07/2022/TT-BNV ngày 31/8/2022 của Bộ Nội vụ, đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn, cụ thể như sau: Tôi tốt nghiệp Cao đẳng Quản trị văn phòng năm 2010 Ngoại ngữ: Tiếng Anh B Tin học: B, tháng 3/2011 tôi được tuyển dụng vào viên chức thuộc Phòng Nội vụ thị xã, phụ trách lĩnh vực lưu trữ, hưởng lương bậc 1, hệ số 2.10, loại A0, ngạch 01a003 (vận dụng việc xếp lương theo quy định tại Thông tư 80/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ). Đến tháng 12/2017, tôi tốt nghiệp Đại học Luật và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Văn thư lưu trữ do Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cán bộ Đà Nẵng cấp. Đến nay (tháng 8/2023) tôi vẫn là viên chức phụ trách lĩnh vực lưu trữ thuộc Phòng Nội vụ cấp huyện, đang hưởng lương bậc 4, hệ số 3.03, ngạch 01a003, thời gian tính nâng lương lần sau kể từ ngày 28/3/2021 (chưa bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ theo Thông tư 13/2014/TT-BNV và chưa thực hiện xếp lương theo quy định tại Thông tư 08/2015/TT-BNV). Đối chiếu với quy định tại Thông tư số 07/2022/TT-BNV thì tôi đáp ứng tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo của chức danh nghề nghiệp là Lưu trữ viên (mã số V01.02.02). Vậy, tôi có đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên theo Thông tư Thông tư số 07/2022/TT-BNV và chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại khoản 3 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Xin Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Lưu trữ và cách xếp lương đối với bản thân tôi. Xin trân trọng cảm ơn và mong nhận được ý kiến phản hồi của Bộ Nội vụ!

Câu trả lời:

Bộ Nội vụ có ý kiến như sau: Điều 27 Mục 2 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ1 quy định các cơ quan, tổ chức được phân công tổ chức bồi dưỡng công chức, viên chức (có hiệu lực thi hành từ ngày 21/10/2017): Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Hành chính Quốc gia; Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. Trường hợp viên chức tốt nghiệp Đại học Luật và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Văn thư lưu trữ do Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cán bộ Đà Nẵng cấp vào tháng 12 năm 2017, nếu Trung tâm này thuộc đối tượng được phân công tổ chức bồi dưỡng quy định tại Điều 27 Mục 2 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP thì viên chức có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm và bổ nhiệm, xếp lương vào chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên theo Thông tư số 07/2022/TT-BNV.

Ngày trả lời: 09:55 22-09-2023

Câu trả lời:

Bộ Nội vụ có ý kiến như sau: 1. Về chức danh công chức cấp xã được quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2019). 2. Về nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã được quy định tại Điều 11 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Theo đó, công chức cấp xã làm nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cấp xã về công tác lý nhà nước theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ giao trên phạm vi địa bàn cấp xã. Căn cứ các quy định nêu trên, công chức cấp xã là người tham mưu giúp UBND cấp xã về công tác lý nhà nước theo lĩnh vực chuyên môn được giao trên địa bàn cấp xã, không phải làm công tác quản lý nhà nước thuộc phạm vi cấp huyện.

Ngày trả lời: 09:52 22-09-2023